Xe Ô Tô Cũ Bình Dương

xe luot binh duong

Xe Hơi Cũ Bình Dương

Bảo dưỡng xe trong mùa mưa

Xe ô tô cũ
Trong mùa mưa, việc "dầm mưa", "lội nước", thậm chí phải "bơi" qua những con phố biến thành sông đã không còn xa lạ đối với những người ngồi sau vô lăng. Nhưng làm sao để "an toàn trong mưa" mà vẫn giữ xe luôn bền thì phải biết cách...
Bảo dưỡng xe trong mùa mưa
1647 Lượt xem

Bảo dưỡng xe trong mùa mưa

 

Trong mùa mưa, việc "dầm mưa", "lội nước", thậm chí phải "bơi" qua những con phố biến thành sông đã không còn xa lạ đối với những người ngồi sau vô lăng. Nhưng làm sao để "an toàn trong mưa" mà vẫn giữ xe luôn bền thì phải biết cách...

 

Bảo dưỡng xe trong mùa mưa

 

Vận hành xe trong mưa, điều mà các lái xe ngại nhất là vượt qua những con đường ngập nước, bởi khó biết nước ngập nông hay sâu. Nước nông, lái xe có thể vượt qua dễ dàng, nhưng nếu nước ngập sâu mà vẫn chạy thì xe có thể chết máy. Một khi xe chết máy thì có khả năng hỏng tay biên, thậm chí là hỏng động cơ.

 

Theo các trung tâm cứu hộ giao thông, phần lớn xe gọi cứu hộ trong mùa mưa thường là bị hỏng động cơ. Khi đi qua những vùng nước ngập, lái xe thường không để ý hốc hút gió nằm ngay trên lưới tản nhiệt. Khi nước tràn vào hốc hút gió sẽ lập tức làm xe chết máy. Khi xe đã chết máy mà bác tài vẫn cố gắng đề nổ sẽ rất dễ khiến xe hỏng động cơ, đặc biệt là hỏng tay biên. Và một khi tay biên bị hỏng sẽ dễ dẫn đến động cơ máy bị phá hủy. Chi phí để khắc phục những hư tổn này không hề rẻ. Với những dòng xe phổ thông, việc thay tay biên tốn khoảng 40 - 50 triệu đồng, nhưng thay động cơ thì coi như tốn gần bằng một nửa chiếc xe.

 

Một vấn đề nữa mà các bác tài hay gặp phải khi cố vượt qua những vùng ngập nước là hỏng hệ thống điện. Dù xe không chết máy, không hỏng động cơ nhưng khi nước ngập cũng có thể gây chập và hỏng các thiết bị điện trên xe. Trường hợp bị nước thấm vào sàn, nên mang xe đến garage để tháo ghế vệ sinh, tránh gây tổn hại cho hệ thống điện điều khiển ghế cũng như ngăn chặn ẩm mốc.

 

Hãy thường xuyên bảo dưỡng xe trong mùa mưa

 

 

Trong tình trạng bất khả kháng, buộc phải băng qua những chỗ nước ngập sâu, các chuyên gia bảo dưỡng khuyên nên tắt công tắc A/C (điều hòa), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm. Nếu xe chết máy không nên cố khởi động lại động cơ mà hãy gọi ngay cho cứu hộ giao thông.

 

Tại các thành phố lớn có rất nhiều trung tâm cứu hộ giao thông phục vụ nhu cầu này. Các công ty bảo hiểm ô tô cũng áp dụng dịch vụ cứu hộ miễn phí cho những khách hàng mua bảo hiểm xe. Thông thường, dịch vụ cứu hộ được các công ty bảo hiểm áp dụng miễn phí trong nội thành và tính phí hợp lý đối với xe gặp sự cố ở ngoại thành. Ở các tỉnh, dịch vụ cứu hộ của các công ty bảo hiểm cũng được triển khai nhưng mức phí tính theo kilômét.

 

Nếu xe không gặp những sự cố trên nhưng sau một thời gian đi mưa cũng nên hút, sấy, khử mùi cho nội thất xe. Sau khi vệ sinh xe, nên chăm sóc các chi tiết da bằng hóa chất chuyên dụng. Cũng nên chú ý đến việc làm sạch xe sau những chuyến "dầm mưa" vì khi tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn sẽ làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe dẫn đến hiện tượng kẹt cứng khâu khớp. Nhiều người thường cho rằng, nên chờ qua nhiều cơn mưa, nhiều ngày mới rửa xe để đỡ tốn kém và đỡ mất thời gian.

 

Điều này đúng về mặt kinh tế nhưng không đúng về mặt kỹ thuật. Nếu muốn tăng tuổi thọ xe, sau những lần đi mưa hoặc xe phải vượt qua những đoạn đường bùn đất, phải vệ sinh xe ngay. Các chuyên gia kỹ thuật ô tô cho rằng, mặc dù các chi tiết dưới gầm xe đều dùng sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian, công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô xy hóa. Không những thế, bùn đất có thể lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, làm mòn các chi tiết, khiến các khớp này kẹt cứng.

 

Bên cạnh việc làm sạch xe, bác tài cũng nên lưu ý đến việc kiểm tra dầu, bộ lọc gió và quan trọng nhất là phải mang xe đến các trạm bảo hành để bảo dưỡng xe.


 

Bài viết khác
Về đầu trang